Hướng Dẫn Kết Nối Máy In Với Máy Tính Windows Và Macbook Đơn Giản Nhất
Kết nối máy in với máy tính, laptop là thao tác cơ bản mà ai cũng cần biết để phục vụ cho học tập, công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kết nối máy in, nhất là với những người mới sử dụng.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối máy in với máy tính Windows 11/10/8/7 và Macbook chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!
1. Cách kết nối máy in không dây với máy tính
1.1. Cách cài đặt máy in
Lưu ý: Một số máy in WiFi phải được kết nối trực tiếp với bộ phát WiFi thông qua Ethernet để nhận tín hiệu Internet.
Để cài đặt máy in, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Kiểm tra kết nối mạng của máy in.
- Bước 2: Đặt máy in và máy tính tại nơi có thể nhận tín hiệu, kết nối Internet.
Laptop Back to School
- Bước 3: Ấn vào nút nguồn để bật máy in.
Lưu ý:
Máy in cần phải được kết nối với nguồn điện.
Nếu máy in chưa nhận tín hiệu không dây, bạn hãy gắn dây cáp Ethernet của máy in vào bộ phát WiFi.
Bước 4: Thiết lập mạng cho máy in bằng cách xem sách hướng dẫn đi kèm hoặc tìm hiểu trên trang hỗ trợ của nhà sản xuất.
Lưu ý:
- Một số máy in cần được kết nối trực tiếp với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows hoặc macOS trước khi có thể sử dụng kết nối không dây.
- Nếu máy in hỗ trợ mạng không dây, khi kết nối, bạn cần nhập mật khẩu của mạng không dây.
1.2. Cách kết nối với máy tính Windows 11/10/8
Bước 1: Kết nối máy in với máy tính của bạn bằng WiFi hoặc Bluetooth.
- WiFi: Sử dụng màn hình máy in để tìm trang thiết lập WiFi, sau đó nhập mật khẩu của mạng. Máy tính và máy in phải được kết nối chung một mạng.
- Bluetooth: Ấn nút “Pair” (Kết đôi), thường có biểu tượng chữ “B” ở trên hoặc ngay bên cạnh máy in.
Bước 2: Nhập “Printers & scanners” ở thanh tìm kiếm > Chọn “Printers & scanners”.
Bước 3: Nhấn vào “Add a printer or scanner” > Nhấp vào tên của máy in muốn kết nối với máy Windows.
Trường hợp đã ghép đôi máy in với máy tính trước đó, bạn có thể chọn tên máy in ở ngay bên dưới.
1.3. Cách kết nối với máy tính Windows 7
Bước 1: Kết nối máy in với laptop hoặc PC của bạn vào cùng một mạng WiFi.
Bước 2: Tìm “Control Panel” trong phần tìm kiếm > Nhấn chọn “Control Panel”.
Bước 3: Chọn mục “Hardware and Sound” trong Control Panel.
Bước 4: Nhấn vào “Devices and Printers”.
Bước 5: Chọn “Add a printer”.
Bước 6: Nhấn “Add a network, wireless or Bluetooth printer” khi bạn kết nối máy in với máy tính bằng Bluetooth.
Bước 7: Lựa chọn cổng kết nối với máy in > Nhấn “Next”.
Bước 8: Lựa chọn hãng máy in ở mục “Manufacturer” > Chọn tên máy in ở mục “Printer” > Nhấn “Next”.
Bước 9: Đặt tên cho máy in để bạn có thể phân biệt, kết nối cho lần sau > Nhấn “Next”.
Bước 10: Tick chọn “Do not share this printer” nếu không muốn chia sẻ máy in > Chọn “Next”.
Bước 11: Nhấn “Finish” để kết thúc.
1.4. Cách kết nối với Macbook
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple ở góc trái màn hình > Chọn “System Preferences”.
Bước 2: Chọn “Printers & Scanners”.
Bước 3: Chọn máy in mà bạn muốn kết nối ở mục “Printers”.
Bước 4: Tick vào “Share this printer on the network”.
Bước 5: Chọn mục “Scan”.
Bước 6: Tiến hành điều chỉnh thông số > Nhấn chọn “Scan”.
2. Cách kết nối máy in có dây với máy tính
2.1. Cách cài đặt máy in
Bước 1: Đặt máy in gần máy tính đảm bảo khoảng cách đủ gần để dây cáp được gắn vào máy tính mà dây không bị quá căng.
Bước 2: Khi máy tính đã được bật và mở khóa, bạn dùng dây cáp USB để kết nối máy in với máy tính.
Việc kết nối máy in với máy tính theo cách này sẽ tự động thiết lập và cài đặt máy in đúng cách để có thể sử dụng ngay.
2.2. Cách kết nối với máy tính Windows
Bước 1: Kết nối máy in với máy tính bằng kết nối USB.
Bước 2: Việc kết nối máy in lúc này tương tự như với máy in không dây. Bạn nhập “Printers & scanners” vào thanh tìm kiếm > Chọn “Printers & scanners”.
Bước 3: Nhấn vào “Add a printer or scanner” > Nhấp vào tên của máy in muốn kết nối với máy tính.
2.3. Cách kết nối với Macbook
Bước 1: Sau khi cài đặt máy in, bạn nhấn vào nút nguồn của máy in để khởi động máy.
Bước 2: Kết nối máy in với máy tính bằng dây cáp USB.
Nếu dùng máy Mac không có cổng USB truyền thống, bạn cần mua bộ chuyển đổi USB-C sang USB dành cho máy Mac.
- Bước 3: Nhấn chọn “Scan” hoặc thông báo xác nhận trên màn hình để kết nối.
3. Một số lỗi thường gặp khi kết nối, sử dụng máy in
3.1. Lỗi không kết nối được máy in
Việc không kết nối được máy in qua mạng LAN khiến người sử dụng gặp nhiều khó khăn khi kết nối, gây ảnh hưởng đến công việc in ấn của người dùng. Để khắc phục lỗi này bạn có thể thực hiện một số điều sau đây:
- Chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách.
- Kiểm tra Driver.
- Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot.
- Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10.
- Xử lý sự cố 101.
3.2. Lỗi máy tính Windows không tìm thấy máy in
Khi máy tính Windows của bạn không tìm thấy máy in có thể là do trục trặc trong việc kết nối giữa máy tính và máy in trong lần đầu mua về sử dụng.
Không những thế, việc hệ điều hành không tương thích, mạng LAN bị giới hạn hay do máy chủ bị nhiễm virus cũng là nguyên nhân khiến máy tính Windows không tìm thấy máy in.
Để khắc phục tình trạng này bạn cần:
- Khắc phục lỗi do hệ điều hành không tương thích.
- Kiểm tra địa chỉ IP của máy tính chủ.
- Khắc phục lỗi mạng LAN bị giới hạn.
- Khắc phục lỗi do máy chủ nhiễm virus.
3.3. Lỗi máy tính không nhận máy in
Nguyên nhân chính khiến máy tính không nhận máy in có thể là do dây cáp kết nối bị hỏng hay cắm chưa chặt. Bên cạnh đó có thể bạn quên không bật nguồn máy in hoặc do lỗi kỹ thuật phần cứng hoặc hộp mực.
Để khắc phục tình trạng trên bạn hãy thử:
- Khởi động lại service Print Spooler.
- Gỡ bỏ cài đặt Driver của máy in.
- Tạo cổng cục bộ mới.
- Sao chép “mscms.dll” bằng tay.
3.4. Lỗi máy in không nhận lệnh in
Việc máy in không nhận lệnh in có thể là do máy tính của bạn đang bị lỗi hệ điều hành hoặc lỗi do IP trên máy in của bạn.
Ngoài ra, cũng có thể là do dây cáp kết nối máy in với máy tính bị hỏng hoặc bị lỏng khiến máy không thể kết nối được. Bên cạnh đó, lỗi driver máy in cũng sẽ khiến máy in không thể nhận lệnh in ngay khi bạn cần.
Để khắc phục lỗi này bạn có thể thực hiện một số cách sau đây:
- Kiểm tra dây cáp kết nối xem có bị hỏng hay lỏng không.
- Khởi động lại máy tính.
- Kiểm tra nguồn điện máy in.
- Đảm bảo máy in không bị kẹt giấy.
- Để Windows tự sửa lỗi bằng Troubleshoot.
- Khởi động lại tiến trình Print Spooler.
- Kiểm tra IP trên máy in.
- Cập nhật Driver cho máy in.
3.5. Lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in
Một lúc nào đó, máy in của bạn đang hoạt động bình thường và bạn nhấn lệnh in tiếp theo thì đột nhiên máy in nhận lệnh nhưng không in.
Nguyên nhân có thể là do trục trặc lỗi internet hoặc do máy in tiếp nhận quá nhiều lệnh in cùng một lúc. Ngoài ra, máy tính đang bị lỗi hệ điều hành hoặc lỗi driver máy in cũng sẽ khiến máy in không nhận lệnh in.
Khi gặp phải trường hợp này thì bạn cần thực hiện một số điều sau đây:
- Kiểm tra lại kết nối máy in và đầu phát WiFi.
- Khởi động lại máy in.
- Cài đặt diệt thêm phần mềm diệt virus.
- Khởi động lại tiến trình Print Spooler.
4. Giải đáp một số câu hỏi liên quan
4.1. Đợi rất lâu nhưng máy tính không dò được máy in?
Trả lời: Bạn hãy thử kiểm tra xem máy tính có kết nối cùng mạng với máy in không. Nếu kết nối qua cáp USB thì hãy kiểm tra lại các cổng kết nối.
Ngoài ra, nếu đợi lâu, bạn hãy click vào đường dẫn “The printer that I want isn’t listed” và làm theo hướng dẫn trên màn hình nhé!
4.2. Làm thế nào để cài Driver máy in?
Trả lời: Để cài Driver máy in, đầu tiên bạn cần xác định hệ điều hành, cấu hình máy tính của mình, sau đó tìm kiếm bản Driver phù hợp và thực hiện tải, cài đặt cho máy (có thể tìm từ trang chủ của hãng máy in).
4.3. Không thấy hiển thị máy in trong Devices and Printers?
Trả lời: Khi bạn không thấy hiển thị máy in trong Devices and Printers bạn cần khắc phục theo một số cách sau đây:
- Tự thêm máy in vào Devices and Printers
- Khôi phục biểu tượng máy in trong Devices and Printers
- Cài lại hệ điều hành máy tính
5. Lời kết
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách kết nối máy in với máy tính Windows và Macbook đơn giản nhất. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Chúc bạn thực hiện thành công!